Vận chuyển quốc tế đường biển ngoài các loại phí thông thường còn bao gồm các loại phụ phí đường biển. Doanh nghiệp khi có nhu cầu vận chuyển hàng hoá quốc tế cần lưu ý các loại phụ phí vận chuyển này.
ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge) – Phụ phí an ninh tàu và cảng quốc tế:
Sau vụ khủng bố Hồi Giáo lên Hoa Kỳ ngày 11/09/2001 và vụ đánh bom tàu chở dầu Limburg của Pháp; Công ước SOLAS đã quy định một số điều về các thỏa thuận an ninh tối thiểu cho tàu, cảng và các cơ quan chính phủ. Có hiệu lực vào năm 2004, nó quy định trách nhiệm đối với chính phủ, công ty vận chuyển; nhân viên tàu và nhân viên cảng/cơ sở. Nhằm để “phát hiện các mối đe dọa an ninh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống lại sự cố an ninh ảnh hưởng đến tàu hoặc cơ sở cảng; được sử dụng trong thương mại quốc tế”. Một số hãng tàu đầu tư hệ thống kiểm soát chặt chẽ hơn để bảo hộ hàng hóa và thu phí thêm phí này.
LSS (Low Sulfur Surcharge) – Phụ phí giảm thải lưu huỳnh:
Từ ngày 01/01/2015, theo quy định môi trường quốc tế về việc sử dụng nhiên liệu sạch trong Khu vực kiểm soát khí thải (Emission Control Areas ECA) để bù đắp các chi phí phát sinh khi hoạt động trong những khu vực này.
Thuật ngữ tương tự: LSF – Low Sulphur Fuel Surcharge
Vùng kiểm soát phát thải quy định theo Phụ lục VI Công ước MARPOL cho SOx là:
– Biển Ban-Tíc (the Baltic Sea), biển Bắc (the North Sea),
– Khu vực kiểm soát phát thải bắc Mỹ (the North American ECA, kéo dài 200 hải lý từ bờ biển của Hoa Kỳ và Ca-Na-Đa)
– Biển Ca-Ri-Bê thuộc Hoa Kỳ (the US Carribean Sea).
CSC hay SER (Carrier Security Charge) – Phí an ninh của Hãng tàu
COD (Change of Destination) – Phụ phí thay đổi nơi đến:
Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích. Chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…