Gửi hàng LCL cùng J&T International với giá tốt và siêu nhiều ưu đãi.
1. Hàng LCL là gì?
LCL là tên viết tắt của từ Less than Container Load. Dịch thô có nghĩa là “Không đủ cho tải Container”.
Khi chúng ta nói hàng LCL có nghĩa là hàng hóa làm thủ tục xuất nhập khẩu không đủ số lượng/trọng lượng để xếp đầy vào trong một container. Các hàng hóa như thế này thường cần ghép chung với các hàng hóa của các bên khác để xếp nguyên container làm thủ tục xuất/nhập và tiết kiệm chi phí.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta nói hàng LCL cũng là ám chỉ luôn cách thức giao nhận vận tải của hàng hóa này (chờ ghép hàng nguyên cont).
Từ những định nghĩa trên, chúng ta cũng sẽ dễ dàng hiểu LCL Shipments là gì?
LCL Shipments chính là những lô hàng LCL lẻ; của những chủ hàng khác nhau, đang chờ để ghép đủ container hàng hóa để gửi hàng
2. Địa điểm tập kết hàng LCL?
Để dễ dàng cho việc tập kết, xử lý đóng/ghép hàng hóa, hàng LCL được vận chuyển; tập trung tại các địa điểm gom hàng lẻ (kho CFS) hay các nhà ga hàng hóa/kho hàng không kéo dài.
3. Trách nhiệm của các bên khi gửi hàng LCL?
* Đối với chủ hàng gửi LCL (Shipper)?
Đối với các tổ chức/doanh nghiệp gửi hàng LCL cần thực hiện đầy đủ các hoạt động sau:
– Đóng gói, sắp xếp và vận chuyển các lô hàng LCL về địa điểm tập trung đóng ghép (kho CFS hoặc Kho hàng không kéo dài).
– Hoàn thiện thủ tục hải quan cho lô hàng (thường bộ phận hải quan có văn phòng làm việc ngay tại các địa điểm gom/tách hàng LCL) và các thủ tục khác có liên quan.
– Cung cấp các thông tin về lô hàng cho người gom hàng lên vận đơn và xác nhận
* Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ gom hàng (Consolidator)
– Tiếp nhận các thông tin hàng LCL cần đóng/ghép
– Sắp xếp, phân loại, đóng hàng LCL vào các container và vận chuyển theo yêu cầu.
4. Hình thức vận chuyển hàng LCL?
Có 2 hình thức chính khi vận chuyển hàng LCL:
– Direct (trực tiếp): tại đây hàng sẽ được chuyển từ thẳng từ cảng A đến cảng B theo yêu cầu trong hợp đồng ngoại thương mà không cần tháo dỡ, chuyển tải ở các cảng
– Via (trung chuyển): khi chuyển hàng từ cảng A sang cảng B có thể sẽ cần qua cảng C trung chuyển; để đóng dỡ chuyển cont trước khi được chuyển sang cảng đích B cuối cùng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm hàng LCL là gì và những lưu ý về hàng LCL trong xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Nếu bạn cần trợ giúp thêm về việc xử lý hàng LCL hay tư vấn về việc đóng/ghép hàng LCL cho doanh nghiệp; liên hệ với thông tin bên dưới để được J&T International tư vấn gửi hàng LCL cho bạn nhé.